Văn Thơ
Biography
Sinh năm: 1938 tại Thanh Liêm, Hà Nam
Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam
Hội viên hội Mỹ thuật Hà Nội.
BỘ SƯU TẬP CHUNG
Ông nổi tiếng với những bức tranh sơn mài và sơn dầu cỡ to (từ 10m đến 20m) về những chủ đề thú vị được trưng bày ở những nơi trang trọng như hội trường Ủy ban, Văn phòng Quốc hội, Bộ Quốc Phòng.
Link báo : https://amp.dantri.com.vn/van-hoa/hoa-si-van-tho-va-an-tuong-ve-nhung-lan-gap-bac-ho-1432699137.htm
- Sự Đơn Giản Đặc Sắc Của Họa Sĩ Văn Thơ
- Họa sĩ Văn Thơ và ấn tượng về những lần gặp Bác Hồ
Article about the artist
Văn Thơ
Văn Thơ (tên của ông nghĩa là “bài thơ” có tính chất văn học – bố mẹ ông là những nhà văn và họa sĩ). Ông là một họa sỹ khá thành công. Ngôi nhà 5 tầng của ông ở vùng ngoại ô Hà Nội là ngôi nhà khang trang với những trang thiết bị sang trọng. Các bức tường được treo kín những tác phẩm của ông. Thậm chí cả trần nhà, cũng được trang trí bằng tranh. Ngôi nhà của ông xứng đáng được coi là một phòng trưng bày cho những người muốn sưu tập tranh của Văn Thơ. Và có những điều khá thú vị như một chú chim bồ câu bay xung quay ngôi nhà rồi lại đậu xuống tay tôi khi tôi đang cùng Văn Thơ uống trà trên sofa.
Những tác phẩm của người nghệ sĩ già 76 tuổi này khá lớn và trừu tượng, hầu hết đều giản dị, thô sơ.
Thay cho việc dùng bút để vẽ, ông lại dùng bay để khắc họa những bức tranh sơn dầu. Ảnh hưởng bởi phong cách Picasso, tranh của ông thường là những xúc cảm của khuôn mặt con người dù đôi khi chỉ là những ý tưởng bất chợt về những bức tranh chân dung những con người đột nhiên xuất hiện trong tâm trí của ông.
Văn Thơ bắt đầu sự nghiệp hội họa với vai trò là một trong số những họa sĩ của xã hội hiện thực Việt Nam. Tác phẩm của ông được trưng bày ở nhiều tòa nhà của chính phủ. Tường nhà ông là sự kết hợp giữa tranh và các tác phẩm điêu khắc gỗ – là sự phức hợp của phong cảnh, chùa chiền, con người đang lao động và phong cảnh làng quê. Phải mất gần một năm để ông và các trợ lý hoàn thành bức tường này. (Theo Kris Le Boutiller – nhà báo kiêm nhiếp ảnh gia (trích tạp chí Hàng Không Singapore, tháng 5 năm 2004)
Tranh của Văn Thơ là những nét riêng trong cách sử dụng bảng mầu và cách vẽ tưởng như rất nhanh và thoáng hoạt. Người ta cho rằng ông ảnh hưởng gì đó từ Picasso, nhưng ở thế hệ của ông, Picasso có ảnh hưởng đến nhiều người, hoặc đem cho họ những cái nhìn mạnh dạn thay đổi. Vẽ nhanh và vẽ nhiều, Văn Thơ có vẻ không muốn đẩy sâu một bức họa mà muốn ghi lại nhưng ấn tượng thoáng qua về con người và cảnh vật, ông có cái riêng trong bút pháp của mình với những bố cục đơn giản, không đi quá hội họa hiện thực. Tranh Văn Thơ bắt đầu bằng sự đơn giản từ chủ thể quan sát, bố cục, cách tạo dựng các đường nét và hòa sắc. Dường như họa sỹ ưa dùng những quan hệ đối lập của màu sắc: vàng thư, vàng chanh với xanh coban, xanh dương; vàng cam với xanh lục, xanh thẫm…. Những con người, cảnh vật, con thuyền, mảng trời với những dải mây cuồn cuộn, mặt biển dậy sóng, bãi cát miên man… mỗi đối tượng, vì vậy mà nổi bật lên theo nhiều cách riêng, đối chọi mà không tranh chấp. Bảng mầu đa sắc của Văn Thơ gần gũi với nghệ thuật dân gian, tranh Đông Hồ, Hàng Trống và đồ hàng mã, điều mà Nguyễn Tư Nghiêm từng quan tâm.
Chân dung lại là một series đặc biệt của họa sỹ. Một mảng màu lớn là nền, một vài đường khắc họa nhân vật, những điểm xuyết trên gương mặt, bàn tay, phác sơ về áo quần, dáng dấp, ta đã có một Văn Cao từng trải với nét đôn hậu trên nụ cười, một Bùi Xuân Phái đau đáu đường nét phố cổ trầm tư, một Nguyễn Sáng con mắt quắc thước tròng trọc với cuộc đời hay những chân dung thiếu nữ hồn hậu. Mảng màu tưởng như thuần phác, mà lại hàm chứa tính số phận của nhân vật mà họa sỹ nhìn thấy và đọc ra. Sự cô đơn trằn trọc của Văn Cao không chỉ ẩn trên nét chân dung, mà trong cả khung nền vàng ám ảnh như gam màu trong các chân dung tự họa Van Gogh. Văn Thơ sinh năm 1938, và tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Nghệ thuật của ông được biết đến rộng rãi trong và ngoài nước với nhiều triển lãm cá nhân và nhóm tác giả tiêu biểu cho thế hệ của ông.