Trần Lưu Hậu

67

Đêm tĩnh

90 x 80cm | 35.4 x 31.5inch
Khỏa thân II

Khỏa thân II

100 x 80cm | 39.4 x 31.5inch
73

Phong cảnh Cát Bà

80 x 110cm | 31.5 x 43.3inch
61

Tĩnh vật

80 x 90cm | 31.5 x 35.4inch

Biography

1928 Sinh tại Ninh Bình, Việt Nam

Sống tại Hà Nội, Việt Nam

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

1949 Thành lập trường Nghệ Thuật Kháng Chiến cùng họa sỹ Tô Ngọc Vân với vai trò Giám Đốc đào tạo

1955- 1962 Học tại viện Mỹ Thuật, Moscow, Nga.

1962- 1989 Tham gia giảng dạy tại trường đại học Mỹ thuật Hà Nội

HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN:

1945 Tham gia trong phong trào Việt Minh cùng nhân dân khu vực Cầu Giấy Hà Nội

Là thành viên của Dân Sự Quốc phòng khu vực Đống Đa, Hà Nội

Làm việc cho phòng Truyền thông ở Vĩnh Yên.

1953- 1954 Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tham gia rải truyền đơn để kêu gọi quân và dân tham gia kháng chiến

1954- 1955 Tham gia giành chính quyền tại Nam Định, Sơn Tây và Hà Nội

Tham gia triển lãm nhân kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô

HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT VÀ TRIỂN LÃM CÁ NHÂN

1963 Chuyến đi thực tế về làng Thu Thi, Hưng Yên.

1964 Đi thực tế tại mỏ than Hòn Gai, Quảng Ninh.Vẽ tranh phong cảnh về Vịnh Hạ Long và mỏ than Đồng Nai

1965 Phác thảo về những ngư dân tại Cửa Nhưỡng, Nghệ An khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam.

1966 Là thành viên của hội Nghệ Thuật Quân Đội tại Nhật Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình.

1967 – 1975 Vẽ một số bức tranh về phong cảnh đồng bằng trung du Hà Bắc

1982- 1985 Vẽ tranh với chủ đề “Những người lính trở về vùng cao” nằm trong bộ sưu tập của Viện bảo tàng quân đội.

Vẽ tranh chủ đề “Cô gái H’Mong dệt vải” nằm trong bộ sưu tập của Viện bảo tàng Mỹ thuật quốc gia

Hoàn thành một số tác phẩm về phong cảnh vịnh Hạ Long và vùng núi Việt Nam, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia và ông Đỗ Huy Bắc.

1983- 1994 Thành viên ban chấp hành hội Mỹ thuật Việt Nam

1985- 1990 Sáng tác một số phân đoạn trong vở kịch :“Âm mưu và Tính yêu”, “Con Cáo và Chùm nho”, “Trung đội trưởng ”…

1991 Triển lãm cá nhân “Biển Vũng Tàu” tại Paris, Pháp

1992- 1995 Triển lãm tại Hồng Kông tranh tĩnh vật và khỏa thân, nằm trong bộ sưu tập của ông Trần Hậu Tuấn, bà Suzanne và ông Toh Hock Ghim

1994 Triển lãm cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh

1996 Tranh về Chùa Thày, Hà Tây, nằm trong bộ sưu tập của ông Ngô Luân, bà Ngọc My và ông Hà Thúc Cần.

Các tác phẩm “Một cụm cây”, “Nông thôn”, nằm trong bộ sưu tập của ông Michael và bà Kim Hoa

Các tác phẩm “Phố cổ Hà Nội”, “Ngôi làng bên sông”, nằm trong bộ sưu tập của phòng tranh Vĩnh Lợi

Tác phẩm “Rừng tre”nằm trong bộ sưu tập của ông Michael and bà Kim Hoa

Tác phẩm “Đường về làng”nằm trong bộ sưu tập của ông Trần Hậu Tuấn

1997 Tác phẩm “Chợ hoa 1” nằm trong bộ sưu tập của khách sạn Meritus Westlake

Tác phẩm “Ngựa ở Sapa”, “Người H’Mong” nằm trong bộ sưu tập của phòng tranh La Vong

Tác phẩm “Chợ hoa 2”nằm trong bộ sưu tập của ông Toh Hok Ghim

1997 Tác phẩm “Khỏa thân” nằm trong bộ sưu tập của bà Olivia Joseph.

Tác phẩm “Tĩnh vật – bát và hoa trên nền đỏ” nằm trong bộ sưu tập của ngân hàng Tokyo, Mitsubishi tại Hà Nội

Triển lãm cá nhân tại phòng tranh Đông Sơn

1998 Du lịch đến Đà Lạt, Vũng Tàu và Cát Bà để vẽ tranh.

Tác phẩm “Tĩnh vật hoa và quả”- trong bộ sưu tập của ông Frederik Harris

Tác phẩm “Khóm hoa tím” trong bộ sưu tập của ngân hàng Chase Manhattan

Tác phẩm “Phong cảnh Tam Đảo” trong bộ sưu tập của ngân hàng Chase Manhattan

Tác phẩm “Hoa trên nền đỏ”- trong bộ sưu tập của ông Trần Hậu Tuấn

Triển lãm cá nhân tại phòng tranh Đông Sơn

1999 Du lịch đến Tam Đảo để vẽ tranh

Tác phẩm “Khóm tre (Lạng Sơn)”nằm trong bộ sưu tập của ngân hàng Chase Manhattan

Tác phẩm “Tại chân đồi Tam Đảo”nằm trong bộ sưu tập của ngân hàng Chase Manhattan

2001 Tác phẩm chính: “Tĩnh vật hoa, tranh khỏa thân”, đạt giải thưởng Nhà nước về Mỹ Thuật

2002 Tác phẩm chính: một loạt tranh khỏa thân mới

2003 Du lịch tới đảo Cát Bà và vẽ một chùm tranh về phong cảnh nơi đây

Tác phẩm khác: “Công viên và tranh khỏa thân”.

2004 Du lịch tới Sapa và vẽ một chùm tranh về phong cảnh nơi đây.

Tác phẩm khác: “phong cảnh Cát Bà” triển lãm tại Hà Nội

2005 Du lịch tới Sapa và vẽ một chùm tranh về phong cảnh nơi đây.

Triển lãm cá nhân tại 29 Hàng Bài, Hà Nội

Tác phẩm khác “Tĩnh vật và tranh khỏa thân”

2006 Tác phẩm chính “Phố cổ Hà Nội”. Du lịch tới Sapa và vẽ một chùm tranh về phong cảnh nơi đây

Tác phẩm chính: “Tự họa”

2007 Vẽ và phác họa một loạt tranh khỏa thân, vẽ các loại cây Hà Nội.

Triển lãm các loại cây Hà Nội tại Nhà triển lãm số 29 phố Hàng Bài, Hà Nội

Trần Lưu Hậu


Trần Lưu Hậu sinh năm 1928 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Mỹ thuật khóa Kháng chiến (1950 – 1953) do chính Tô Ngọc Vân giảng dạy, sau đó ông tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Moscow (1960). Là một trong những họa sĩ tiêu biểu của nền Mỹ thuật Việt Nam những năm 80, 90 thế kỷ trước, Trần Lưu Hậu có những đóng góp cả về bút pháp lẫn cái nhìn trong hội họa. Bảng màu rực rỡ, những đường bút mạnh mẽ, những gam màu đỏ, trắng, xanh nước biển nguyên chất đan chen tự nhiên như được trào thẳng ra từ những phút xuất thần, như tình cờ, sự “tình cờ” mà chỉ các bậc thầy mới làm được. Phong cảnh và sự vật lúc như cuốn theo nét vẽ cuồn cuộn chảy, lúc thì vỡ òa trong một miền cảm hứng của sắc độ, để không còn rõ đâu là cảnh là hình, đâu là màu sắc đang hoan ca trên nền tranh. Cảnh là đối tượng sáng tác của họa sỹ, hay cảnh và hình chỉ là cái cớ để hội họa cất lên tiếng nói cá nhân bên trong?

Tranh của ông thấp thoáng những đường cong của rừng núi, nếp nhà, hình lá, thân cây, chỉ một vài nét mơ hồ níu giữ hiện thực, Các đường sổ đỏ quyết liệt đè lên các đường sổ đen, các phẩy ghi sẫm lướt trên phẩy ghi nhạt…. tưởng rối tung nhưng rành rẽ, càng nhìn càng tách bạch, các tầng, lớp màu, đường nét, chúng hiện ra cạnh nhau, chồng lên nhau trong một âm hưởng hoà tấu bí ẩn. Một nét màu lé ra, một nét sổ dọc, một nét chấm cũng khó dịch chuyển hay thêm bớt… Sáng tác, vì thế mà sâu sắc và ý nhị hơn, dù người xem tranh của ông vẫn như được đứng trước một bữa tiệc thị giác của hội họa.

Tác phẩm của ông có mặt trong nhiều triển lãm, bảo tàng, các cuộc đấu giá quốc tế và bộ sưu tập quan trọng ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.