Nguyễn Hùng Sơn

64

Chữ thập đỏ

150 x 50cm | 59.1 x 19.7inch
41

Nhà độc tài

160 x 120cm | 63 x 47.2inch
63

Sàn chứng khoán II

155 x 120cm | 61 x 47.2inch
37

Trò ảo thuật

155 x 120cm | 61 x 47.2inch

Biography

1966: Sinh tại Hà Đông

1999: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội

2006: Bằng thạc sĩ hội họa của Đại học Mỹ thuật Việt Nam

TRIỂN LÃM

2010: Triển lãm quốc gia tại Hà Nội, Việt Nam

2008: Triển lãm đồng bằng Sông Hồng, Hà Nội, Việt Nam

2007: Triển lãm cá nhân tại Hồng Kông

2005: Triển lãm quốc gia tại Hà Nội, Việt Nam

2002: Triển lãm nhóm “Thế giới mỹ thuật Trung Quốc” tổ chức tại Hà Nội

2001: Triển lãm mỹ thuật châu Á tổ chức tại Hà Nội

2000: Triển lãm mỹ thuật châu Á tổ chức tại Hà Nội

Triển lãm mỹ thuật quốc gia tổ chức tại Hà Nội

Triển lãm nhóm tại Trung tâm bảo tàng quốc tế, Thụy Điển & Na Uy

1999: Triển lãm nhóm “Cuộc sống” tổ chức tại Hà Nội

GIẢI THƯỞNG

2008: Giải A của triển lãm khu vực đồng bằng Sông Hồng

2001: Giải thưởng mỹ thuật châu Á

2000: Giải thưởng mỹ thuật châu Á

THÀNH VIÊN

Hội mỹ thuật Việt Nam

Hội mỹ thuật Hà Nội

Câu lạc bộ họa sĩ trẻ Việt Nam

 

Nguyễn Hùng Sơn


Nguyễn Hùng Sơn là một trong số những họa sĩ thuộc thế hệ 6X tại Hà Nội, một trong những thế hệ nghệ sỹ giàu biến động và đột phá nhất của hội họa Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông thường đề cập đến các vấn đề xã hội mang tính thời sự, những chủ đề nóng đang tiếp diễn nhưng khó giải quyết ổn thỏa. Đối tượng nghệ thuật của Nguyễn Hùng Sơn, hay có thể nói các mô-típ nhân vật của ông được lặp đi lặp lại mang âm hưởng của đời sống công nghiệp, và chủ nghĩa tiêu dùng với đặc điểm là các sản phẩm sản xuất hàng loạt. Xuyên suốt các tác phẩm, họa sỹ thể hiện một ngôn ngữ thị giác có tính khái quát cao, từ màu sắc đến hình tượng nhân vật. Họ là ai? Họ là những người lao động nghèo đang ngóng chờ việc làm thêm để sống qua ngày? Họ là những đứa trẻ bị tê liệt mọi giác quan trước sự giáo dục của cha mẹ? Họ là những kẻ tự gọi mình là doanh nhân và suốt ngày chỉ nhìn vào biểu đồ chứng khoán? Họ là những thương binh, đã trải qua mọi súng đạn suốt cả cuộc đời để giờ đây lạc lõng trong một xã hội “yên bình – thịnh vượng”.

Sự đơn điệu cần thiết ở nền tranh là chủ ý của họa sĩ, để khiến hình ảnh trở nên châm biếm và phù phiếm. Các nhân vật mang vẻ bề ngoài bình thường tới mức đặc trưng (typical), như những hình ảnh thường gặp trên báo chí và truyền thông. Tất cả tập trung thành một nhóm/ đội/ đoàn, nhưng mỗi gương mặt lại quay một hướng khác nhau và biểu lộ các trạng thái, biểu cảm khác biệt: hoặc nghi ngờ, hoặc kinh ngạc, hoặc cáu kỉnh, hoặc vô cảm lạnh lùng, hoặc mở tròn mắt, hoặc nhăm nhe. Một cách nào đó, chúng đều là những bức chân dung tự hoạ của chính chúng ta trong một xã hội đang phát triển nhưng có phần hỗn loạn không thể trốn tránh. Hội họa này, hơn bao giờ hết, thể hiện tính phản biện mà suy nghiệm sâu sắc, ẩn dưới những hình thức kết hợp hình/ màu tưởng như đơn giản.