Lịch Sử Ngành Sơn Mài Việt Nam
I. Sơn mài là gì?
Trong số 8 bức tranh quốc bảo của Việt Nam, 6 bức tranh được làm trên chất liệu sơn mài. Vậy sơn mài là gì?
Cái tên Sơn Mài đã gói gọn hai bước chính của để tạo nên chất liệu hội họa này: Sơn và Mài. Phát triển từ nghề sơn, các nghệ nhân đã biến một kỹ thuật tưởng chừng chỉ để làm đồ thủ công mỹ nghệ trở thành một trường phái mỹ thuật vô cùng đặc sắc. Là một chất liệu khó và nặng tính ngẫu nhiên, người họa sĩ chỉ biết dung nhan tác phẩm của mình sau lần mài cuối cùng.
II. Phân biệt giữa sơn ta và sơn mài
Tranh sơn mài luôn là niềm tự hào của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những nguyên liệu thô sơ được thiên nhiên trao tặng đã biến thành những tác phẩm có màu sắc riêng.
Sơn ta chính là hồn cốt của tranh sơn mài trong suốt thế kỉ XX, như danh họa Tô Ngọc Vân chia sẻ: “Danh từ sơn mài (laque) là một danh từ mới đặt sau này để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi là Sơn Ta nhưng đã biến hoá hẳn do nghệ thuật mài sơn. Kỹ thuật Sơn Ta cũng tương tự như sơn Tàu, có từ đời nhà Hán.[…]
Song, từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tòi thiết tha của một số họa sĩ có tài bỏ sơn dầu để chuyển hẳn về sơn mài, Sơn Ta đã vượt được ra ngoài nơi cầm hãm, ngang nhiên trên đường bao la của hội họa, cứ phương trời xa lạ mà tiến. Từ cái tráp, chiếc guốc, nó vượt lên bức họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc làm tôn vẽ đồ vật, nó trở nên một phương tiện độc đáo, một phương tiện lấn át cả sơn dầu. Quên dĩ vãng Sơn Ta đổi tên nhũn nhặn là Sơn Mài”.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của lịch sử, Việt Nam được tiếp cận với nhiều phong cách và chất liệu nghệ thuật mới. Sơn mài cũng không nằm ngoài guồng quay hội nhập khi sơn Nhật trở thành một công cụ quen thuộc trong tranh sơn mài. Nhiều người nghĩ rằng sơn Nhật giờ còn có phần “lấn lướt” sơn ta. Dù là chất liệu nào, người họa sĩ vẫn luôn mong mỏi truyền tải góc nhìn của mình đến với người xem. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm điểm cân bằng giữa việc bảo tồn nét đẹp văn hóa của sơn ta cũng như tiếp nhận sự hiện đại từ sơn Nhật.
1. Sơn mài Nhật
Sơn mài Nhật cũng có chất liệu truyền thống nhưng hiện tại các họa sĩ sử dụng chất liệu này được hiểu là sơn công nghiệp của Nhật. Sơn Nhật nhanh khô và có những đặc tính phù hợp với các nước có độ ẩm thấp như nước ta. Sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị “sơn ăn”), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô vì vậy nên nhiều họa sĩ hiện tại rất yêu thích sơn mài Nhật.
Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, họa sĩ thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng.
Dù không có độ sâu theo năm tháng như tranh sơn ta, sơn mài Nhật lại có đa dạng màu sắc để tạo ra những sắc thái vui tươi và mảng màu hiện đại hơn rất nhiều. Vì vậy, tùy theo phong cách và bút pháp cũng như cách dụng màu mà từng họa sĩ lựa chọn chất liệu riêng cho mình.
2. Sơn mài truyền thống
Sơn mài truyền thống dù không có nhiều màu sắc đặc biệt như sơn mài Nhật nhưng lại cần rất nhiều sự tỉ mỉ và nguyên liệu để thực hiện, chẳng hạn như thếp vàng, thếp bạc, vỏ trứng, vỏ trai, các khoáng chất vô cơ (ví dụ: son)… Đặc biệt, các tác phẩm sơn mài sử dụng chất liệu truyền thống theo thời gian sẽ có những độ sâu nhất định, có thể nôm na gọi là “màu thời gian” và mang tính độc nhất, không thể lặp lại.
Hội họa của Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung luôn xoay chuyển với vô số chất liệu nhưng sơn mài vẫn luôn có một chỗ đứng. Nó không ngừng phát triển, thay đổi cũng như mang đậm dấu ấn của người nghệ nhân/nghệ sĩ thực hiện dòng tranh này. Nét đẹp truyền thống của nghệ thuật tranh sơn mài là vĩnh viễn bất biến không gì thay đổi được trong giới hội họa nghệ thuật.
Xem thêm: Bộ sưu tập tranh sơn mài tại Green Palm Gallery
III. Một số họa sĩ tranh sơn mài tiêu biểu
GREEN PALM GALLERY – Phòng tranh Cọ Xanh
Trụ sở: 39 Hàng Gai, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: + 84 24 3828 8298 – +84 97762 7722
Email: info@greenpalmgallery.com
Chi nhánh: 49 Mạc Thị Bưởi, phường Bến Nghé, quận 1, tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: +84 28 6650 7477 – +84 98874 1116
Email: info_hcm@greenpalmgallery.com
Website: http://greenpalmgallery.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/GreenPalmGallery