Hồ Hữu Thủ

Trăng tròn

Trăng tròn

Tranh sơn dầu

100 x 100 cm | 39.4 x 39.4 inches

Quyến rũ

Quyến rũ

Tranh sơn dầu

100 x 100 cm | 39.4 x 39.4 inches

Dưới ánh trăng.

Dưới ánh trăng.

Tranh sơn mài

61 x 50 cm | 24 x 19.7 inches

Mùa sen .

Mùa sen .

Tranh sơn dầu

100 x 100 cm | 39.4 x 39.4 inches

Hồ Hữu Thủ

Nổi danh trong làng hội họa Sài Gòn từ trước năm 1975, đến nay họa sĩ Hồ Hữu Thủ vẫn miệt mài lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo trong một “Tâm thức thiền” đặc biệt, hiếm thấy và khó tìm trong làng hội họa Việt Nam đương đại. Đặc biệt ông đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực tranh sơn mài trừu tượng, chinh phục những người yêu nghệ thuật và giới chuyên gia hội họa khó tính hàng đầu trong và ngoài nước. Hồ Hữu Thủ đã từng nói: “Hội họa là một trò chơi của một tâm hồn vắng lặng đầy sự thật và được biểu hiện qua những ẩn ngữ của mọi người đang có, đang khao khát, thứ dấu ấn tinh khiết vụt mở ra làm ta ngạc nhiên trong say đắm”. 

Đối với người nghệ sĩ có tài năng hội họa hiếm có này, ông cho biết ông đến với tranh như một sự giải tỏa tâm hồn, thế giới nghệ thuật mà ông xây đắp nên và cần đạt tới là sự siêu thoát, thăng hoa và giàu tính mỹ cảm. Bởi vậy trong thế giới tranh của ông ta thấy ít xuất hiện nhiều chi tiết, sự vật, hay hình ảnh mà họa sĩ chủ yếu chỉ tập trung vào việc xây dựng ít đối tượng nhưng lại gợi cho ta nhiều liên tưởng, đặc biệt là lối vẽ siêu thực và toát lên tâm thức thiền đặc trưng của họa sĩ Hồ Hữu Thủ nói riêng và hội họa phương Đông nói chung. Trong tranh của ông, motif quen thuộc dễ thấy là người phụ nữ - hoa sen – mảnh trăng, đôi lúc xuất hiện đơn lẻ, hoặc theo cặp hoặc cả ba đối tượng ấy tạo thành một chỉnh thể khó thay thế trong nghệ thuật độc đáo mang tên Hồ Hữu Thủ. Những cô gái trong tranh Hồ Hữu Thủ hiện lên với nhiều tâm thế, lúc quấn quít, lúc lả lơi, lúc thì lại cô đơn và bí ẩn lạ kỳ. 

Trên những nẻo đường sáng tạo, có nhiều họa sĩ ôm choàng lấy hiện thực để nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng có người lại để cho mộng ảo tuôn trào mà nuôi hiện thực. Hồ Hữu Thủ rơi vào trường hợp thứ hai. Nhiều bức tranh phản ánh bao khắc khoải của những tâm hồn chới với, những tiếng kêu nghẹn ngào của tin yêu đã vụt tắt, nhưng cũng có những bức tranh là bến hẹn muôn đời của nhạc và thơ, phản ánh một tâm hồn làm miền cư ngụ thái hòa cho mộng ảo.

Xem tranh ông, người yêu tranh có thêm những ý niệm nghệ thuật  mới lạ, độc đáo, phá vỡ những thông lệ hội họa bình thường, phổ biến để đạt đến cảnh giới Thiền đặc sắc. Nhiều người nhận định rằng cõi mộng ảo trong tranh Hồ Hữu Thủ chính là phiên bản của tâm hồn ông, chân thật và an nhiên như tự tính rỗng rang vốn có của một con người buông bỏ bãn ngã và cái Tôi cá nhân để tìm về trạng thái tĩnh lặng, nơi ngọn nguồn của mọi sáng tạo được khơi dậy. Vậy điều gì đã tạo nên chất mộng ảo trong tranh Hồ Hữu Thủ? Đó là quá trình hình thành của một ngôn ngữ vô thức qua lăng kính tâm hồn họa sĩ, ở đây hiện thực bị chối xóa hết đường nét, lý trí không cón nơi nương thân, và chỉ có nhạt nhòa làm nên mộng mị và mộng mị đã làm nên chất nhạc và chất thơ.